Cơ hội hợp tác ngành thủy sản: VIỆT NAM – BRUNEI
Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ quan tâm tiếp cận thị trường thủy sản Brunei vừa với tư cách là nguồn tiêu thụ hàng thủy sản xuất khẩu, vừa là địa bàn cung cấp nguyên liệu thủy sản để phục vụ các hoạt động chế biến, xuất khẩu trong nước. Việc nghiên cứu hồ sơ thị trường thủy sản Brunei có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt các thông tin phục vụ hoạt động tìm kiếm thị trường, đối tác.
Ngành thuỷ sản được Chính phủ Brunei chú trọng phát triển nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí. Các hoạt động thủy sản chủ yếu tại Brunei bao gồm đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến hải sản. Theo dữ liệu của Cục Thủy sản Brunei, tổng sản lượng ngành thủy sản Brunei năm 2021 là 24.285,93 tấn, tương đương 190,95 triệu đô la Brunei (BND), trong đó sản lượng đánh bắt thủy sản đạt 15.295,68 tấn, tương đương 109,53 triệu BND, nuôi trồng thủy sản đạt 4.771,72 tấn, tương đương 44,90 triệu BND, ngành chế biến thủy sản đạt 4.218,54 tấn, tương đương 36,51 triệu BND. Brunei đã nhập khẩu 7.948,71 tấn thuỷ sản, tương đương 41,22 triệu BND và xuất khẩu 5.549,59 tấn thuỷ sản, tương đương 46,67 triệu BND.
Hiện ngành đánh bắt tại Brunei chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực thủy sản, với sản lượng 15.296 tấn chiếm 63% tổng sản lượng thuỷ sản, đạt giá trị khoảng 109,53 triệu BND chiếm 57% tổng giá trị thuỷ sản. Xếp vị trí thứ 2 là ngành nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng 4.772 tấn chiếm 20% tổng sản lượng thuỷ sản, tương đương 44,90 triệu BND (24% tổng giá trị thuỷ sản). Ngành chế biến hải sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 4.219 tấn (17% tổng sản lượng), tương đương 35,52 90 triệu BND (19% tổng giá trị thuỷ sản).
Nghề đánh bắt thuỷ sản bao gồm đánh bắt theo quy mô nhỏ và theo quy mô thương mại. Để quản lý ngành thuỷ sản, khu vực đánh bắt được chia thành bốn vùng, cụ thể: Vùng 1 (0–3 hải lý), Vùng 2 (3–20 hải lý), Vùng 3 (20–45 hải lý) và Vùng 4 (45 –200 hải lý). Năm 2021, trong đó sản lượng và giá trị đánh bắt theo quy mô nhỏ lẻ là 12.180,74 tấn, chiếm 80% tổng sản lượng và đạt giá trị 98,42 triệu BND, chiếm 90% tổng giá trị ngành đánh bắt thuỷ sản tại Brunei.
Hiện ngành đánh bắt tại Brunei chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực thủy sản, với sản lượng 15.296 tấn chiếm 63% tổng sản lượng thuỷ sản, đạt giá trị khoảng 109,53 triệu BND chiếm 57% tổng giá trị thuỷ sản. Xếp vị trí thứ 2 là ngành nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng 4.772 tấn chiếm 20% tổng sản lượng thuỷ sản, tương đương 44,90 triệu BND (24% tổng giá trị thuỷ sản). Ngành chế biến hải sản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 4.219 tấn (17% tổng sản lượng), tương đương 35,52 90 triệu BND (19% tổng giá trị thuỷ sản).
Nghề đánh bắt thuỷ sản bao gồm đánh bắt theo quy mô nhỏ và theo quy mô thương mại. Để quản lý ngành thuỷ sản, khu vực đánh bắt được chia thành bốn vùng, cụ thể: Vùng 1 (0–3 hải lý), Vùng 2 (3–20 hải lý), Vùng 3 (20–45 hải lý) và Vùng 4 (45–200 hải lý). Năm 2021, trong đó sản lượng và giá trị đánh bắt theo quy mô nhỏ lẻ là 12.180,74 tấn, chiếm 80% tổng sản lượng và đạt giá trị 98,42 triệu BND, chiếm 90% tổng giá trị ngành đánh bắt thuỷ sản tại Brunei.
Ngành nuôi trồng thuỷ sản tập trung vào nuôi trồng tôm biển, cá biển, cá nước ngọt, cua, cá chiên, tôm chiên… Trong đó, tôm biển là mặt hàng đem về nhiều lợi nhuận nhất cho Brunei, có sản lượng 4.481,24 tấn (chiếm 94% tổng sản lượng nuôi trồng), trị giá 38,03 triệu BND (chiếm 85% tổng giá trị nuôi trồng). Cá biển đứng thư 2 với sản lượng 271,18 tấn (chiếm 5,68% tổng sản lượng nuôi trồng), với giá trị là 3,05 triệu BND (chiếm 6,79% tổng giá trị nuôi trồng). Các chủng loại khác như cua, cá nước ngọt, cá chiên, tôm chiên… chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, cả về sản lượng và giá trị.
Ngành chế biến thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng thấp nhất, và có cơ cấu như sau: chế biến hải sản đông lạnh, chế biến bánh hải sản giòn (bánh tôm, bánh mực…), chế biến sản phẩm làm từ hải sản (chả cá, cá viên…), chế biến sản phẩm khác (vi tảo…), chế biến sản phẩm theo quy mô nhỏ. Tổng sản lượng của ngành chế biến thuỷ hải sản đạt 4.218,54 tấn, trị giá 36,52 triệu BND, trong đó sản lượng và giá trị của hải sản đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất 3.792,97 tấn, tương đương 32,98 triệu BND, chiếm 90% tổng sản lượng và giá trị ngành chế biến. Xếp thứ hai là các sản phẩm chế biến khác với sản lượng là 266,36 tấn, chiếm 6% tổng sản lượng và có giá trị là 1,80 triệu BND, chiếm 5% tổng giá trị ngành chế biến.
Về nhập khẩu, tổng sản lượng thuỷ sản nhập khẩu vào Brunei đạt 7.948,71 tấn, tương đương giá trị 41,22 triệu BND. Trong đó, sản phẩm tươi và đông lạnh chiếm 100% sản lượng và chiếm 95,54% giá trị (có giá trị là 39,39 triệu BND), còn sản phẩm chiên chiếm 4,46% với giá trị là 1,84 triệu BND. Về xuất khẩu, tổng sản lượng thuỷ sản của Brunei xuất khẩu sang các nước khác đạt 5.549,59 tấn, tương đương 46,67 triệu BND. Trong đó, sản phẩm đã qua chế biến chiếm trên 99,7% cả về sản lượng và giá trị (5.534,59 tấn có giá trị là 46,53 triệu BND), còn lại là sản phẩm tươi sống với sản lượng chỉ 15 tấn và 0,14 triệu BND. Các sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Á, Đông Nam Á và Châu Úc. Nhật Bản và Đài Loan là 2 nước Brunei xuất khẩu nhiều nhất trong năm 2021 với lần lượt 2.187,58 tấn và 1.423,11 tấn.
Cơ hội mở rộng xuất khẩu HALAL của VIỆT NAM
Theo trang tin ASEAN Briefing, Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng để tiếp cận thị trường xuất khẩu Halal toàn cầu với giá trị dự kiến đạt 4.500 tỷ USD năm 2030. Việt Nam đã thành lập Cơ quan Chứng nhận Halal (HALCERT) vào tháng 3/2024 như một nỗ lực cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Halal. Việt Nam được đánh giá có tiềm năng sản xuất các sản phẩm Halal trị giá khoảng 34 tỷ USD cho các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) nhờ cơ sở nông nghiệp đa dạng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang phát triển.
Nỗ lực thúc đẩy chứng chỉ HALAL VIỆT NAM
Thời gian qua Việt Nam đã có những bước tiến trong tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp, tuy nhiên cơ sở hạ tầng cấp chứng nhận Halal còn đi sau một số quốc gia trong khu vực. Việt Nam thiếu một hệ thống chứng nhận Halal chuẩn hóa và được công nhận rộng rãi, nguyên nhân một phần là do nhu cầu trong nước về các sản phẩm được chứng nhận Halal tại Việt Nam chưa cao.
Trước nhu cầu đẩy mạnh tiếp cận thị trường Halal quốc tế, Việt Nam đang đẩy mạnh các hoạt động về chứng nhận Halal. Trung tâm HALCERT mới thành lập có chức năng giám sát các hoạt động chứng nhận Halal của Việt Nam; thúc đẩy trao đổi, đào tạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Halal. Hiện có khoảng 50 công ty tại Việt Nam đã nhận được chứng nhận Halal, với các sản phẩm chính là thủy sản, đồ uống và bánh kẹo.
Tiềm năng xuất khẩu HALAL của VIỆT NAM
Việt Nam có tiềm năng lớn để khai thác ngành công nghiệp thực phẩm Halal toàn cầu. Việt Nam đã nằm trong top 20 nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới và là một trong 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Một số công ty Việt Nam đã thâm nhập thị trường Halal, trong đó tập đoàn thủy sản Minh Phú, một trong những nhà sản xuất tôm lớn nhất Việt Nam, đã tăng lượng hàng xuất khẩu sang các nước Hồi giáo sau khi nhận được chứng nhận Halal. Tương tự, công ty sữa lớn nhất Việt Nam Vinamilk đã mở rộng danh mục sản phẩm được cấp chứng nhận Halal nhằm tiếp cận các thị trường mới ở Trung Đông và Đông Nam Á.
Việt Nam đang thúc đẩy hợp tác với các cơ quan chứng nhận Halal quốc tế và các nước OIC để đảm bảo các sản phẩm Halal của mình đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu. Vừa qua Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận với các cơ quan Halal của Malaysia và Indonesia về công nhận lẫn nhau tiêu chuẩn chứng nhận Halal, giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường.
Cơ hội của VIỆT NAM tại thị trường HALAL khu vực
Đông Nam Á có tiềm năng trở thành thị trường Halal quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam. Trong đó, quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới Indonesia có dung lượng hơn 200 tỷ USD. Vị trí địa lý gần gũi với Indonesia giúp Việt Nam có lợi thế trong việc tiếp cận thị trường này với nhiều mặt hàng và lĩnh vực như thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thời trang và du lịch.
Khi thâm nhập thị trường Halal Indonesia, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt các quy định mới nhất về sản phẩm Halal của nước này. Vừa qua, Chính phủ Indonesia đã ban hành Luật Bảo đảm Sản phẩm Halal (Luật số 39 năm 2021), quy định danh mục các hàng hóa và dịch vụ cần có chứng chỉ Halal. Bên cạnh thực phẩm và đồ uống, luật này còn quy định các lĩnh vực tiêu dùng như mỹ phẩm, thuốc, vật tư và thiết bị y tế, quần áo, văn phòng phẩm và thiết bị gia dụng. Theo quy định, các sản phẩm phải có chứng nhận Halal trong khoảng thời gian từ tháng 10/2024 đến tháng 10/2034.
Chuyển động thị trường HALAL
Thái lan thành lập trung tâm công nghiệp HALAL quốc gia
Thái Lan vừa thành lập Trung tâm Công nghiệp Halal, trực thuộc thuộc Viện Thực phẩm Quốc gia (NFI) trong khuôn khổ triển lãm THAIFEX-Anuga Asia 2024 (28/5 – 01/06/2024). Trung tâm Công nghiệp Halal Thái Lan có nhiệm vụ thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp Halal quốc gia thông qua khuyến khích xuất khẩu và mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ Halal. Trung tâm sẽ thiết lập hệ thống dữ liệu thông minh cho ngành công nghiệp Halal, thúc đẩy thương mại quốc tế và nâng cao tiêu chuẩn Halal tại Thái Lan.
Hiện nay, Thái Lan có hơn 6.400 doanh nghiệp đã được chứng nhận Halal, với giá trị xuất khẩu thực phẩm Halal khoảng 222 tỷ baht vào năm 2023. Trong năm đầu tiên, Trung tâm sẽ tập trung vào xây dựng cơ cấu và quản lý, đồng thời thúc đẩy hội nhập thị trường Halal quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực thực phẩm, dệt may và chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu cuối cùng là tăng số lượng doanh nghiệp được chứng nhận Halal và tăng xuất khẩu Halal, đưa Thái Lan trở thành trung tâm Halal của khu vực Đông Nam Á.
Tại triển lãm THAIFEX-Anuga Asia 2024, Thái Lan đã giới thiệu nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến theo tiêu chuẩn Halal, và các sản phẩm được chứng nhận Halal khác như bánh cá Narathiwat “Befish” và tổ yến Tha Thong. Nước này cũng đã xây dựng và vận hành nhà máy chế biến thịt bò đạt tiêu chuẩn Halal quốc tế. Hiện Thái Lan cũng đã thành lập Ủy ban ngành công nghiệp Halal quốc gia do Thủ tướng nội các làm Chủ tịch.
Malaysia ưu đãi thuế cho dự án ngành công nghiệp HALAL
Chính phủ Malaysia sẽ xem xét dành ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp Halal trong Đặc khu kinh tế Johor- Singapore (JS-SEZ) cũng như các đề xuất về miễn thuế và cân nhắc đưa (miễn thuế) vào một trong những ưu đãi dành cho các doanh nghiệp ngành Halal trong thời gian tới.
Thủ hiến bang Johor Onn Hafiz Ghazi gần đây đã đề nghị Chính phủ Malaysia dành ưu đãi thuế đặc biệt cho các công ty đầu tư vào JS-SEZ cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông. Trước đó, các cơ quan của Malaysia và Singapore đã đồng ý hoàn tất thỏa thuận JS-SEZ chính thức trong Hội nghị thượng đỉnh giữa các Nhà lãnh đạo Singapore-Malaysia vào cuối năm 2024.
Malaysia giảm thời gian phê duyệt chứng nhận HALAL xuống còn 15 ngày
Phó Thủ tướng Zahid, kiêm Chủ tịch Hội đồng Halal Malaysia cho biết Bộ Tôn giáo Malaysia (JAKIM) đang triển khai quy trình rút ngắn thời gian phê duyệt chứng nhận Halal xuống còn 15 ngày từ 23 ngày trước đây. Malaysia đã cho ra mắt nền tảng Halal on Track (HoT) nhằm đơn giản hóa quy trình chứng nhận Halal, và giảm thời gian phê duyệt.
Ngành công nghiệp Halal được xác định đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp và khả năng cạnh tranh toàn cầu của Malaysia. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu Halal của Malaysia đạt gần 60 tỷ RM, đóng góp 7,9% GDP Malaysia. Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu Halal lên 300 tỷ RM vào năm 2030, chiếm 11% GDP.
Phó Thủ tướng Malaysia Zahid nhận định ngành Halal không chỉ bao gồm hoạt động sản xuất thực phẩm và đồ uống mà còn bao gồm các hoạt động cung ứng, phân phối, vận chuyển, ngân hàng, bảo hiểm. Trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Zahid tới Trung Quốc vừa qua, phía Malaysia đã nêu đề xuất hợp tác để sản phẩm Halal của Malaysia được phân phối bởi các công ty nằm trong danh sách Fortune 500.
Các triển lãm, hội chợ ngành HALAL
1. Hội chợ hàng tiêu dùng lần thứ 19 (Brunei Consumer Fair)
- Địa điểm: International Convention Center, Bandar Seri Begawan, Brunei
- Thời gian: 26 – 20/6/2024
2. Triển lãm Thực phẩm và Đồ uống SIAL Malaysia 2024
- Địa điểm: International Trade and Exhibition Centre, Kuala Lumpur, Malaysia
- Thời gian: 02 – 04/7/2024
3. Triển lãm về Bao bì và Chế biến Thực phẩm Malaysia 2024
- Địa điểm: International Trade and Exhibition Centre, Kuala Lumpur, Malaysia
- Thời gian: 11 – 13/7/2024
4. Triển lãm Halal Manchester 2024 (Halal Expo Manchester 2024)
- Địa điểm: Old Trafford, Manchester, UK
- Thời gian: 12 – 14/7/2024
5. Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm và Đồ uống Malaysia (MIFB 2024)
- Địa điểm: Kuala Lumpur Convention Centre, Kuala Lumpur, Malaysia
- Thời gian: 17 – 19/7/2024
6. Triển lãm Nhượng quyền Halal thế giới 2024
- Địa điểm: London, UK
- Thời gian: 18 – 19/7/2024
7. Triển lãm Bán lẻ Indonesia 2024 (Retail Indonesia 2024)
- Địa điểm: Jakarta International Expo, Jakarta, Indonesia
- Thời gian: 23 – 26/7/2024
8. Triển lãm Châu Á Hajj & Umrah 2024 (Asian Hajj & Umrah Expo)
- Địa điểm: INDIA EXPO CENTRE & MART, Greater Noida, India
- Thời gian: 29 – 31/7/2024
9. Hội nghị nghiên cứu thực phẩm quốc tế 2024
- Địa điểm: Palm Garden Hotel, Putrajaya, Malaysia
- Thời gian: 06 – 08/8/2024
10. Triển lãm Quốc tế về Thực phẩm và Khách sạn JOGJIA 2024
- Địa điểm: Jogja Expo Center, Yogyakarta, Indonesia
- Thời gian: 09 – 11/8/2024
11. Triển lãm Ẩm thực Saudi 2024 (Saudi Food Expo 2024)
- Địa điểm: Riyadh front expo, Riyadh, Saudi Arabia
- Thời gian: 12 – 15/8/2024
12. Hội nghị Hệ sinh thái Halal Quốc tế 2024
- Địa điểm: Evry Courcouronnes, Évry-Courcouronnes, France
- Thời gian: 13 – 14/8/2024
13. Hội nghị chuyên đề Halal quốc tế 2024
- Địa điểm: Kota Kinabalu, Malaysia
- Thời gian: 20 – 22/08/2024
14. Triển lãm Du lịch & Thương mại Hồi giáo Châu Á 2024
- Địa điểm: Sunway Resort Hotel & Spa, Petaling Jaya, Malaysia
- Thời gian: 23 – 25/8/2024
15. Triển lãm Halal Nigeria 2024 (Halal Expo Nigeria 2024)
- Địa điểm: Landmark Event Centre, Lagos, Nigeria
- Thời gian: 27 – 29/8/2024
16. Hội chợ triển lãm đồ ăn ngon 2024 (Yummy Food Expo 2024)
- Địa điểm: Singapore Expo, Singapore
- Thời gian: 28/08 – 01/09/2024
Thông tin liên hệ:
- ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI BRUNEI DARUSSALAM
- Địa chỉ: 9 Simpang 148-3, Tenalai, Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam
- Số điện thoại: (673) 2651580
- Email: vnemb.brunei@mofa.gov.vn