cà phê doanh nhân lần thứ 67

Cafe doanh nhân HUBA lần thứ 67: Dự báo kinh tế Việt Nam và TPHCM trong năm 2023

25/02/2023

Chia sẻ tại buổi cà phê doanh nhân lần thứ 67 do Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM (HUBA) tổ chức với chủ đề: Dự báo kinh tế Việt Nam và TPHCM trong năm 2023 diễn ra ngày 25/2 tại TPHCM, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, kinh tế thế giới giảm mạnh đà hồi phục trong năm 2022 do nhiều yếu tố tác động như: Lạm phát và lãi suất tăng và ở mức cao, các rủi ro về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh chuỗi cung ứng… Điều này đã tác động tới Việt Nam, nhiều DN xuất khẩu từ quý III/2022 trở đi không có đơn hàng mới hoặc bị giảm đi.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế

Chia sẻ tại buổi cà phê doanh nhân lần thứ 67 do Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM (HUBA) tổ chức với chủ đề: Dự báo kinh tế Việt Nam và TPHCM trong năm 2023 diễn ra ngày 25/2 tại TPHCM, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, kinh tế thế giới giảm mạnh đà hồi phục trong năm 2022 do nhiều yếu tố tác động như: Lạm phát và lãi suất tăng và ở mức cao, các rủi ro về an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh chuỗi cung ứng… Điều này đã tác động tới Việt Nam, nhiều DN xuất khẩu từ quý III/2022 trở đi không có đơn hàng mới hoặc bị giảm đi.

Theo TS. Cấn Văn Lực, động lực chính mở ra cơ hội cho các DN Việt Nam trong năm 2023 là việc Trung Quốc mở cửa trở lại từ đầu tháng 1/2023; các nước phục hồi nhanh hơn, lạm phát giảm nhanh hơn dự báo trước đó, mở ra nhiều cơ hội cho các DN xuất khẩu. Cùng với đó, việc đẩy mạnh đầu tư công giai đoạn 2022-2023 cũng mở ra nhiều cơ hội cho các DN trong nước. Thực tế cho thấy, ngay trong tháng 1/2023, chỉ số PMI đã bắt đầu phục hồi dần so với tháng trước, nhiều hiệp hội ngành hàng cho biết, các DN trong ngành như dệt may, điện tử, gỗ đã có đơn hàng cho quý III/2023. Hiện các DN đã bắt tay vào sản xuất để kịp theo tiến độ cam kết.

Bên cạnh những cơ hội nói trên, trong năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn còn đối mặt với những thách thức như: Mặt bằng lãi suất còn cao, tỉ giá còn chịu sức ép tăng (dù đã dịu bớt); chương trình phục hồi và giải ngân đầu tư công chưa có đột phá; DN còn nhiều khó khăn như nguồn vốn, nhân sự; rủi ro về trái phiếu DN, nhất là các DN bất động sản, cần thời gian xử lý, lành mạnh hóa.

Trong năm 2023, TPHCM đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7,5-8%, gấp 1,3-1,5 lần so với mức bình quân của cả nước. Để làm được điều này, TPHCM cần đẩy mạnh và thúc đẩy các chương trình hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ các DN tiếp cận được nguồn vốn thông qua chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, rà soát giãn, hoãn thuế cho các DN;  đẩy mạnh đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm của Thành phố.

Bên cạnh đó, tăng cường các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản như: Tiếp tục cải cách hành chính, giảm thiếu thời gian, quy trình đầu tư xây dựng các dự án nhà ở trên địa bàn; nhanh chóng rà soát và tháo gỡ cho các dự án chậm tiến độ do vướng mắc về pháp lý, thủ tục đầu tư; phát triển nhà ở xã hội…

Về phía các DN, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, DN TPHCM cần thích ứng linh hoạt bằng cách tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; quản lý rủi ro tài chính, minh bạch dòng tiền trong các hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG)
ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG)

Chia sẻ tại chương trình, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), động viên các DN đừng hoang mang trước tình hình kinh tế thế giới lẫn trong nước năm 2023 dự báo sẽ khó khăn hơn năm 2022. 

“Trong cái khó ló cái khôn, trong cái rủi có cái may. Chẳng hạn công ty tôi, dịch COVID-19 khiến việc đi lại khó khăn, kinh tế kiệt quệ… nhiều người nghĩ ngành hàng thời trang cao cấp sẽ không sống nổi nhưng thực tế 3 năm qua, doanh thu của chúng tôi liên tục tăng trưởng. 

Giới mê hàng hiệu Việt Nam không được đi Singapore, Hồng Kông, Milan… săn đồ hiệu, chúng tôi tiếp cận tệp khách hàng này bằng cách gửi hình ảnh sản phẩm cho họ xem, gửi mẫu trực tiếp đến cho họ thử… Kết quả là doanh số bán hàng tăng vọt so với trước đây” – “vua hàng hiệu” chia sẻ cách làm.

Bàn về giải pháp hỗ trợ DN phát triển trong năm 2023, tỉ phú hàng hiệu Việt Nam cho rằng khách hàng lớn nhất, tiêu thụ nhiều nhất thế giới chính là các tập đoàn phân phối bán lẻ. Vẫn còn rất nhiều tập đoàn chưa vào Việt Nam. Vì vậy, trong kế hoạch tổ chức hội chợ triển lãm sắp tới, HUBA cần có cách làm đột phá và chuẩn bị kỹ để mời các tập đoàn phân phối lớn đến tham quan, tìm hiểu hàng hoá của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Từ đó, kết nối cơ hội làm ăn quốc tế với những nhà kinh doanh lớn cho các nhà sản xuất trong nước.

Doanh nghiệp đồng hành

Gọi ngay
Chat Facebook
Chat zalo