TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ BÁO-ĐÀI ĐƯA TIN CT CAFE DOANH NHÂN HUBA LẦN 55

25/09/2021

Sáng 3-4, tại chương trình Cà phê doanh nhân chủ đề “Phát triển kinh tế năm 2021 trong bối cảnh bình thường mới” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM – Huba tổ chức tại TP HCM, TS Trần Du Lịch, thành viên tổ tư vấn của Chính phủ, cho biết 10 năm qua, tăng trưởng của TP HCM chậm lại vì nhiều nguyên nhân nhưng vẫn là TP có nhiều triển vọng phát triển.

Theo ông Lịch, TP HCM vẫn giữ vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, việc quy hoạch, phát triển các vùng đô thị, hạ tầng chậm dẫn đến chậm mở rộng không gian phát triển TP. Về cơ chế quản lý đô thị, TP HCM là cái áo quá chật nhưng đến nay chỉ mới phát triển được 1 đô thị trực thuộc là TP Thủ Đức.

“Để tiếp tục là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP HCM buộc phải giải quyết tốt các chính sách phát triển đô thị, hạ tầng kết nối trong phạm vi TP và với các tỉnh, TP trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, xây dựng TP Thủ Đức là điểm tập trung của hệ sinh thái khởi nghiệp, tiến tới xây dựng TP khởi nghiệp” – ông Lịch nêu quan điểm.

Đồng quan điểm trên, TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên tổ tư vấn của Chính phủ – phân tích: “Mở rộng không gian trước tiên phải là mở rộng không gian phát triển, mà không gì quan trọng hơn là phát triển hạ tầng. Thay vì chọn kết nối vùng nguyên liệu giữa TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam, chính quyền TP HCM và các tỉnh cần ngồi lại với nhau bàn bạc những gì có thể làm ngay được, những gì đang vướng mắc liên quan đến thể chế, luật cần tháo gỡ để cùng kiến nghị trung ương”.

Duy trì cơ cấu cũ, kinh tế TP HCM khó cạnh tranh - Ảnh 1.

Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm cơ hội kết nối tại chương trình Cà phê doanh nhân sáng 3-4

Nhận định năm 2021 tiếp tục khó khăn với TP HCM, ông Lịch cho rằng TP xác định 4 ngành mũi nhọn, 9 nhóm ngành trọng điểm, nông nghiệp công nghệ cao nhưng công nghiệp chế biến chế tạo của TP vẫn tăng trưởng chậm hơn cả nước. “Nếu TP duy trì cơ cấu như cũ sẽ không cạnh tranh được. TP phải đi đầu trong số hóa. Cũng cần lưu ý là trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào thế giới đang tăng, chi phí vận tải tăng, TP HCM phải đặt một nền tảng mới là đi vào phân khúc gia tăng trong chuỗi giá trị” – ông Lịch nói về giải pháp phát triển TP HCM giai đoạn hiện tại.

Tại buổi gặp, một số doanh nghiệp bày tỏ sự quan tâm đến dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 để trên cơ sở đó chủ động điều chỉnh, sắp xếp các kế hoạch đầu tư, kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Tân Quang Minh (Bidrico), quý I dù có rất nhiều thuận lợi do có Tết nguyên đán, mức độ luân chuyển tiêu dùng hàng hóa lớn nhưng Việt Nam chỉ đạt tăng trưởng gần 4,5%; các quý còn lại không có yếu tố thuận lợi bằng, liệu tăng trưởng 6,5% trong cả năm như mục tiêu Chính phủ đề ra có khả thi?

Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Đình Cung cho biết mặc dù tình hình chung còn nhiều khó khăn nhưng đang tốt dần, dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm nay sẽ hơn mức 2,9% của năm 2020. Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng 6,5% đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, kèm theo nhiều yếu tố khác.

                                                                                                                                                           Nguồn: nld.com.vn

Hiệp hội DNTP Trân trọng cảm ơn Quý Báo, Đài đồng hành, đưa tin 

Ban Chuyên đề Đài truyền hình TPHCM  

Kênh Truyền hình Đối ngoại VTC10 (phát sóng lúc 19h ngày 5/4 và 6h30 ngày 6/4)

https://youtu.be/BKnBar0YrWo?zarsrc=1303&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

https://www.sggp.org.vn/tang-truong-tong-san-pham-trong-nuoc-nam-2021-se-tot-hon-722911.html

Doanh nghiệp đồng hành

Gọi ngay
Chat Facebook
Chat zalo